expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

CON ĐƯỜNG CÀ PHÊ


Giáo sĩ uống cà phê


Chàng chăn dê Kaldi

Vào năm 850, cây cà phê được phát hiện một cách tình cờ tại Ethiopia bởi Kaldi - một anh chàng chăn dê. Khi thấy đàn dê nhảy múa một cách kì lạ sau khi ăn những trái cây chín màu đỏ. Kaldi cũng ăn thử và thật ngạc nhiên anh cũng thấy thật sự thoải mái và tỉnh táo.


Kaldi hái những trái cây chín đỏ đó mang đến cho vị Giáo trưởng của mình và kể lại sự kỳ diệu mà thứ trái đó mang lại. Vị giáo trưởng đó tỏ vẻ rất giận dữ sau khi nghe xong và hất đổ tất cả trái cây đó vào đống lửa. Ngay sau đó, mùi thơm quyến rũ của những trái đỏ bị đốt cháy đã thực sự hấp dẫn sự chú ý của các vị Giáo sĩ khác. Họ lập tức lấy những trái đỏ bị cháy ngâm vào trong nước và uống thử. Các giáo sĩ cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng, liền cử hành nghi thức cầu kinh, giao tiếp với Thượng đế suốt đêm.
Kể từ đó, thức uống từ hạt cà phê đã được phổ biến trong các thánh đường Hồi giáo, và đã trở thành thức uống bắt buộc trong các nghi lễ cầu nguyện của các Giáo sĩ. Chính những giáo sĩ Hồi giáo đã làm cho cà phê trở nên phổ biến trong thế giới Ả Rập.


Năm 1100, những thương nhân Ả rập mang những hạt cà phê Ethiopia đến Yemen. Họ trồng cà phê tại các đồn điền. Họ pha chế cà phê bằng cách cho hạt vào nước và đun sôi, thức uống này mang lại sự tỉnh táo cho người uống nên được yêu thích và ngày càng trở nên phổ biến trong thế giới của Hồi giáo.
Có nhiều nghiên cứu về cái tên cà phê, có người cho rằng chữ "Cà phê" được bắt nguồn từ chữ "Qahwa" và nó đã được sử dụng rộng rãi khắp nơi cho đến ngày nay. Một số người khác lại cho rằng, chữ "Cà phê" được đặt theo tên một thị trấn nhỏ tại Ethiopia, đó là "Kaffa".
Cà phê dần dần được phổ biến tại những vùng cận Thánh địa Mecca, những quán cà phê đầu tiên đã được ra đời, được gọi là Kaveh Kane, đây là nơi diễn ra những buổi họp tôn giáo, hội họp, ca múa và trò chuyện. Cà phê đã thực sự trở thành một thức uống làm thay đổi xã hội.
Cà phê theo những linh mục truyền giáo vào Việt Nam năm 1857, lần đầu tiên được trồng tại tình Hà Nam, Bố Trạch và Quảng Trị. Những cây cà phê Arabica đầu tiên được trồng tại đây. Tên gọi cà phê được bắt nguồn từ chữ "Café" trong tiếng Pháp.


Thu hoạch cà phê thời Pháp thuộc

Năm 1865 Thực dân Pháp xâm chiếm nước ta và thành lập những đồn điền cà phê ở vùng trung du phía bắc Như Xuân, Sơn Tây làm theo phương thức du canh, năng suất cao nhất những năm đầu là 400 - 500kg/ha. Sau đó thấp dần chỉ còn 100 - 150kg cà phê nhân/ha.
Năm 1908 Pháp đưa cà phê vối (Robusta) và cà phê mít (Chari) thay thế cho loại cà phê chè (Arabica) năng suất thấp, không thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại vùng đất này.
Năm 1910, cà phê được phát triển ở Tây Nguyên. Đến năm 1937 - 1938 tổng cộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 13.000ha cà phê, năng suất 1.500 tấn cà phê nhân trên 1 hecta.

Với sự phát triển không ngừng, cà phê ngày nay đã trở thành thức uống phổ biến trên toàn thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét